Hóa chất tẩy rửa công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề nhờ khả năng làm sạch các vết bẩn hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng đòi hỏi am hiểu về đặc tính và các nguyên tắc an toàn để tránh những tác hại không mong muốn. Bài viết này sẽ cung cấp cái thông tin toàn diện về hóa chất tẩy rửa công nghiệp và giới thiệu giải pháp an toàn thay thế ngay dưới đây.
Hóa chất tẩy rửa công nghiệp là gì?
Hóa chất tẩy rửa công nghiệp là những chất hóa học được sản xuất đặc biệt để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ,… và các chất ô nhiễm khác trên bề mặt vật liệu trong môi trường công nghiệp. Khác với các sản phẩm tẩy rửa thông thường, những hóa chất này có công thức đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu khắt khe về vệ sinh và an toàn trong các ngành công nghiệp.
Đặc tính của hóa chất tẩy rửa công nghiệp
Về góc độ hóa học, thành phần của hóa chất tẩy rửa công nghiệp vô cùng đa dạng, bao gồm cả hợp chất hữu cơ và vô cơ. Hợp chất vô cơ có thể là các bazơ, muối hoặc các chất không tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường kiềm để phân hủy các vết bẩn. Trong khi đó, hợp chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên giúp làm giảm sức căng bề mặt của nước, tăng khả năng thấm ướt và làm sạch.Quy trình làm sạch của các chất tẩy rửa diễn ra theo một cơ chế khá rõ ràng:
- Đầu tiên, chất tẩy sẽ làm giảm sức căng bề mặt của nước, giúp dung dịch dễ dàng len lỏi vào các khe kẽ, bao bọc các hạt bẩn.
- Tiếp theo, nhờ các tác động cơ học như chà, cọ, các hạt bẩn sẽ bị tách rời khỏi bề mặt.
- Cuối cùng, một số chất tẩy còn có khả năng để lại một lớp màng bảo vệ mỏng, giúp ngăn ngừa các vết bẩn bám lại. Nhờ cơ chế này, hiệu quả làm sạch của sản phẩm được đảm bảo.
Phân loại hóa chất tẩy rửa công nghiệp
Thị trường hóa chất tẩy rửa hiện nay vô cùng đa dạng. Dựa vào mục đích sử dụng và tính chất hóa học, có thể phân loại hóa chất tẩy rửa công nghiệp thành các nhóm chính sau:
- Hóa chất tẩy rửa trung tính: Với độ pH thấp ≈ 7, các sản phẩm này tương đối an toàn cho người sử dụng và bề mặt vật liệu. Chúng thường được ứng dụng rộng rãi trong việc làm sạch hàng ngày như rửa tay, chén bát, giặt giũ,…
- Hóa chất tẩy rửa gốc kiềm: Đặc trưng bởi độ pH cao, các sản phẩm này có khả năng loại bỏ các vết bẩn cứng đầu như dầu mỡ, cặn bẩn hữu cơ một cách hiệu quả. Chúng thường được sử dụng để làm sạch các thiết bị nhà bếp, sàn nhà công nghiệp, các bề mặt bị ô nhiễm nặng.
- Hóa chất tẩy rửa gốc axit: Với đặc tính axit mạnh, các sản phẩm này được sử dụng để loại bỏ các vết bẩn vô cơ như xi măng, vôi, gỉ sét,… Chúng thường được ứng dụng trong việc vệ sinh các bề mặt cứng như sàn nhà, nhà vệ sinh, khu vực bếp, các bề mặt gạch men, kim loại,… mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc vật liệu.
Ứng dụng hóa chất tẩy rửa công nghiệp
Hóa chất tẩy rửa công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhờ vào khả năng làm sạch hiệu quả và đa dạng. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của các loại hóa chất này:
Ngành công nghiệp thực phẩm
Trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, yêu cầu về vệ sinh vô cùng nghiêm ngặt. Hóa chất tẩy rửa chuyên dụng được sử dụng để làm sạch các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm, máy bơm công nghiệp công suất lớn, đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc gây hại, loại bỏ hoàn toàn dầu mỡ và các chất bẩn khác, từ đó góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.
Lĩnh vực y tế
Trong các cơ sở y tế, việc khử trùng và làm sạch là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của các mầm bệnh. Vì vậy, hóa chất tẩy rửa công nghiệp được sử dụng để làm sạch dụng cụ y tế, bề mặt thiết bị, sàn nhà, đảm bảo môi trường vô trùng, an toàn cho bệnh nhân và nhân viên y tế. Đồng thời, xử lý nước thải bệnh viện cũng là yếu tố then chốt để ngăn ngừa ô nhiễm, đảm bảo an toàn cho cộng đồng và môi trường. Nước thải y tế chứa nhiều tác nhân gây hại, cần được xử lý đúng cách bằng các công nghệ chuyên dụng để tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt.
Ngành dệt may
Trong quá trình sản xuất vải, hóa chất tẩy rửa đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch sợi, tẩy trắng vải, loại bỏ các vết bẩn và tạp chất. Nhờ đó, sản phẩm dệt may có chất lượng tốt hơn, màu sắc tươi sáng và bền màu hơn.
Ngành xây dựng
Trong quá trình xây dựng, hóa chất tẩy rửa được sử dụng để làm sạch các bề mặt vật liệu như bê tông, gạch, kim loại, loại bỏ các vết bẩn xi măng, vữa, sơn,… đảm bảo bề mặt được làm sạch trước khi sơn hoặc ốp lát.
Công nghiệp nặng
Trong các nhà máy, xưởng sản xuất, các khu công nghiệp nặng,… hóa chất tẩy rửa được dùng để làm sạch máy móc, thiết bị và sàn nhà. Việc sử dụng hóa chất tẩy rửa công nghiệp giúp loại bỏ dầu mỡ, bụi bẩn, mài mòn, kéo dài tuổi thọ của thiết bị và đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục, ổn định.
Xem thêm: Các sự cố nguy hiểm khi sử dụng máy bơm mà bạn cần lưu ý.
Những nguyên tắc và lưu ý khi sử dụng hóa chất tẩy rửa công nghiệp
Để sử dụng hóa chất tẩy rửa một cách an toàn và hiệu quả, người dùng cần lưu ý những nguyên tắc sau:
- Hiểu rõ đặc tính sản phẩm: Mỗi loại hóa chất tẩy rửa đều có những đặc tính riêng biệt, phù hợp với từng loại bề mặt và vết bẩn. Việc nắm rõ thông tin về sản phẩm sẽ giúp bạn lựa chọn đúng loại hóa chất và sử dụng hiệu quả.
- Tuân thủ liều lượng: Pha chế dung dịch tẩy rửa đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả làm sạch và tránh gây hại cho bề mặt hoặc sức khỏe.
- Lựa chọn hóa chất phù hợp: Không phải loại hóa chất nào cũng phù hợp với mọi bề mặt. Việc lựa chọn sai hóa chất có thể gây hư hỏng bề mặt hoặc làm giảm tuổi thọ của sản phẩm.
- Ưu tiên hóa chất thân thiện môi trường: Nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tẩy rửa có thành phần tự nhiên, ít gây hại cho môi trường và sức khỏe người dùng.
- Đảm bảo an toàn lao động: Luôn trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ,… khi làm việc với hóa chất tẩy rửa công nghiệp.
- Xử lý sự cố kịp thời: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án xử lý khi xảy ra sự cố như đổ hóa chất, tiếp xúc với da.
Tác hại của hóa chất tẩy rửa công nghiệp đến sức khỏe con người
Mặc dù hóa chất tẩy rửa công nghiệp mang lại hiệu quả làm sạch cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người nếu không được sử dụng đúng cách hoặc tiếp xúc lâu dài. Dưới đây là một số tác hại phổ biến:
Gây ra bệnh phổi
Hơi hóa chất từ các chất tẩy rửa, đặc biệt là amoniac, isopropanol, các chất diệt nấm,… có thể gây hại nghiêm trọng cho phổi. Việc hít phải thường xuyên có thể dẫn đến các bệnh về phổi như xơ hóa, khó thở, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, khi sử dụng các sản phẩm này, bạn nên đeo khẩu trang và đảm bảo không gian thông thoáng.
Gây tổn thương da
Việc tiếp xúc thường xuyên với chất tẩy rửa có khả năng tẩy rửa và khử trùng mạnh, cũng như độ axit và kiềm cao rất dễ gây hại cho da, làm mất đi độ ẩm tự nhiên và dẫn đến các vấn đề như khô da, ngứa, thậm chí có thể dẫn đến bỏng hóa chất.
Làm suy yếu hệ miễn dịch
Một số chất huỳnh quang và chất làm trắng sáng trong các sản phẩm tẩy rửa và dung dịch vệ sinh có khả năng bám vào da và thâm nhập, tích tụ trong cơ thể, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch. Ngoài ra, nó còn làm chậm quá trình lành vết thương hay kéo dài thời gian hồi phục sau bệnh tật. Như vậy, có thể thấy việc tiếp xúc lâu dài với các chất này trong sản phẩm tẩy rửa rất có hại cho sức khỏe con người và làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể.
Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư
Ngoài yếu tố khách quan như thói quen sinh hoạt, gen di truyền,… thì việc tiếp xúc hóa chất tẩy rửa công nghiệp thường xuyên và lâu dài cũng hình thành nguyên nhân gây ra các loại ung thư, đặc biệt là ung thư da, phổi và các cơ quan nội tạng.
Tổn thương hệ thần kinh
Đau đầu, chóng mặt là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi tiếp xúc và hít phải các chất tẩy rửa có hương liệu và thành phần hóa học mạnh. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, gây kích ứng hệ thần kinh trung ương, từ đó gây ra các rối loạn thần kinh như khó tập trung, mất ngủ, giảm trí nhớ và thậm chí là trầm cảm.
Gây hại cho sức khỏe sinh sản
Một số sản phẩm tẩy rửa chứa clorua và hợp chất hydrocacbon có thể gây rối loạn nội tiết và ảnh hưởng đến quá trình sinh sản, không chỉ riêng phụ nữ mà đàn ông cũng có thể mắc phải. Tuy hóa chất tẩy rửa công nghiệp mang lại nhiều hiệu quả cao nhưng ẩn chứa trong đó là những nguy cơ tiềm ẩn gây hại đến sức con người, bởi vậy có không ít doanh nghiệp đã thay thế bằng phương pháp Ozone.
Công nghệ Ozone đã xuất hiện như một giải pháp đầy hứa hẹn, đảm bảo hiệu quả trong việc khử trùng và tẩy rửa mà không gây hại cho sức khỏe và môi trường.Máy tạo nước Ozone UTS do Royal Island phân phối là một ví dụ tiêu biểu cho công nghệ này, với nhiều ưu điểm vượt trội:
- Khử trùng hiệu quả: Tiêu diệt 99,9% vi khuẩn, virus, nấm mốc.
- An toàn: Không sử dụng hóa chất, không gây kích ứng da.
- Đa dạng ứng dụng: Sử dụng trong nhiều lĩnh vực như y tế, thực phẩm, nông nghiệp, công nghiệp…
- Bảo vệ môi trường: Ozone tự phân hủy thành oxy sau khi sử dụng, không gây hại cho môi trường nước và không khí.
- Tiết kiệm chi phí: Giảm thiểu chi phí mua hóa chất và nhân công.
Như vậy, ta có thể thấy được tầm quan trọng của hóa chất tẩy rửa công nghiệp trong nhiều lĩnh vực, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe và môi trường. Việc chuyển đổi sang công nghệ Ozone không chỉ đảm bảo hiệu quả tẩy rửa và khử trùng mà còn mang lại sự an toàn cho người sử dụng. Đây là bước tiến quan trọng trong việc xây dựng một môi trường sản xuất và sinh hoạt bền vững, an toàn hơn cho tương lai.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp công nghệ Ozone cho doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ ngay HOTLINE 0857 017 017 để nhận được tư vấn và hỗ trợ kịp thời từ Royal Island!