Với quy trình lắp đặt chuẩn xác, hệ thống xử lý nước thải sẽ là giải pháp bền vững, tiết kiệm chi phí dài lâu. Tuy nhiên, trong thời gian vận hành không tránh khỏi các vấn đề phát sinh bởi các yếu tố khách quan. Vì vậy, nội dung này sẽ giúp bạn nhận biết các dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng xử lý nước thải không hiệu quả một cách kịp thời.
Nội Dung Bài Viết
Dấu hiệu nhận biết thiết bị xử lý nước thải không hiệu quả
Nước thải đầu ra không đạt tiêu chuẩn
Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy hệ thống xử lý nước thải đang gặp vấn đề. Khi chất lượng nước thải sau khi qua xử lý vẫn chứa nhiều tạp chất, vi khuẩn… và vượt quá các ngưỡng cho phép về BOD, COD, TSS hay các chỉ số khác, bạn cần tiến hành kiểm tra để đánh giá chất lượng nước. Hậu quả cho việc này không chỉ liên quan đến vấn đề pháp lý mà còn gây ra những tác động nghiêm trọng đến hệ sinh thái thủy sinh và sức khỏe cộng đồng.
Thiết bị bơm nước thải không hoạt động
Máy bơm xử lý nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển nước thải từ các điểm thu gom đến hệ thống xử lý. Nếu máy bơm không hoạt động hoặc hoạt động không ổn định, nước thải sẽ không được đưa vào hệ thống xử lý đúng cách, dẫn đến tình trạng tồn đọng và ô nhiễm. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố như hỏng hóc cơ học, vấn đề điện hoặc tắc nghẽn trong đường ống…
Máy bơm hoạt động nhưng không cung cấp nước
Trường hợp máy bơm vẫn chạy nhưng không thể đưa nước thải đi qua hệ thống khó phát hiện hơn so với máy bơm hoàn toàn không hoạt động, vì máy vẫn phát ra tiếng động và tiêu thụ điện năng. Nguyên nhân có thể là đường ống bị tắc nghẽn do rác, cặn bã, vật lạ… tích tụ trong đường ống lâu ngày dẫn đến cản trở dòng chảy, khiến nước không thể lưu thông dù máy bơm vẫn hoạt động. Để phát hiện vấn đề này kịp thời, bạn cần thường xuyên kiểm tra lưu lượng nước tại các điểm khác nhau trong hệ thống, đồng thời theo dõi áp suất trong đường ống.
Chi phí vận hành đột ngột tăng cao
Sự gia tăng đột ngột của chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải là một tín hiệu báo động về hiệu quả hoạt động của hệ thống. Nó không chỉ gây ra gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khác. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hệ thống thiết bị hoạt động quá tải, hiệu suất giảm sút và cần phải thay thế linh kiện thường xuyên. Hơn nữa, việc không bảo trì hệ thống định kỳ cũng làm tăng nguy cơ xảy ra các sự cố bất ngờ, gây gián đoạn quá trình sản xuất và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Phát sinh mùi hôi
Mùi hôi thối xuất hiện xung quanh khu vực xử lý nước thải là dấu hiệu cho thấy quá trình phân hủy các chất hữu cơ không diễn ra đúng cách. Mùi hôi không chỉ gây khó chịu cho người dân xung quanh mà còn cho thấy hệ thống đang gặp vấn đề nghiêm trọng.Nguyên nhân có thể là do vi sinh vật trong bể xử lý sinh học không hoạt động hiệu quả, tắc nghẽn trong hệ thống gây ứ đọng nước thải hay thiếu oxy trong quá trình xử lý… vì vậy, bạn cần thường xuyên kiểm tra mùi xung quanh khu vực xử lý nước thải, đặc biệt là vào những thời điểm có điều kiện thời tiết khác nhau, để phát hiện sớm các bất thường và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Tìm hiểu ứng dụng bơm xử lý nước thải bể tuyển nổi trong công nghiệp và sinh hoạt.
Thiết kế báo động cho hệ thống xử lý nước thải
Hiện nay phần lớn các hệ thống thiết bị xử lý nước thải được trang bị báo động khi có biểu hiện bất thường xảy ra. Thiết kế này theo dõi liên tục các thông số hoạt động, phát hiện sớm sự cố và tự động điều chỉnh khi cần thiết. Nhờ vậy, không chỉ là vấn đề xử lý nước thải mà còn các vấn đề phát sinh khác sẽ được xử lý kịp thời, giảm thiểu thiệt hại về mặt kinh tế mà còn bảo vệ môi trường.
Những việc cần làm khi xử lý nước thải không hiệu quả
Kiểm tra hệ thống bồn bể trong hệ thống xử lý nước thải
Kiểm tra hệ thống bồn bể là bước đầu tiên và quan trọng trong việc chẩn đoán sự cố xử lý nước thải không hiệu quả. Việc kiểm tra tập trung vào các yếu tố sau:
- Tình trạng vật lý: Đảm bảo các bồn bể không bị rò rỉ, nứt vỡ, biến dạng.
- Mực nước: Kiểm soát mực nước trong các bể để đảm bảo quá trình xử lý diễn ra ổn định.
- Lưu lượng: Đảm bảo lưu lượng nước giữa các bể đúng thiết kế, không bị tắc nghẽn.
- Chất lượng nước: Phân tích chất lượng nước tại các công đoạn để xác định vị trí sự cố.
Kiểm tra phần tủ điện điều khiển hệ thống xử lý nước thải
Kiểm tra tủ điện điều khiển là một khâu quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân xử lý nước thải không hiệu quả. Việc kiểm tra tập trung vào các yếu tố sau:
- Tình trạng vật lý: Đảm bảo tủ điện không bị hư hỏng, ẩm ướt, bụi bẩn.
- Thông số cài đặt: Kiểm tra và điều chỉnh các thông số vận hành cho phù hợp.
- Thiết bị điện tử: Đảm bảo các thiết bị như biến tần, PLC hoạt động ổn định.
- Phần mềm: Kiểm tra phiên bản và cập nhật nếu cần.
Kiểm tra các thiết bị có trong hệ thống xử lý nước thải
Ngoài ra, bạn còn cần kiểm tra các thiết bị có trong hệ thống xử lý nước thải bao gồm:
- Hoạt động của từng thiết bị: Đảm bảo máy bơm, máy thổi khí, thiết bị lọc hoạt động đúng công suất và không bị hư hóc.
- Thông số vận hành: Kiểm tra lưu lượng, áp suất, chất lượng nước đầu vào và đầu ra của các thiết bị.
- Các thiết bị đo và điều khiển: Đảm bảo cảm biến pH, DO và các van điều khiển tự động hoạt động chính xác, cung cấp thông tin đúng cho hệ thống điều khiển.
Kiểm tra hóa chất
Việc kiểm tra định kỳ hệ thống cấp hóa chất sẽ duy trì hiệu quả xử lý nước thải và bảo vệ môi trường, cụ thể:
- Số lượng hóa chất: Đảm bảo luôn có đủ hóa chất cần thiết để tránh gián đoạn quá trình xử lý.
- Chất lượng hóa chất: Sử dụng hóa chất từ các nhà cung cấp uy tín và lưu trữ đúng cách để đảm bảo chất lượng. Hóa chất kém chất lượng hoặc hết hạn sử dụng sẽ làm giảm hiệu quả xử lý, đồng thời ảnh hưởng đến độ bền của hệ thống xử lý nước.
- Liều lượng hóa chất: Đảm bảo sử dụng đúng loại và đúng liều lượng hóa chất để đạt hiệu quả xử lý tối ưu. Sử dụng liều lượng quá thấp có thể không hiệu quả, trong khi liều lượng quá cao sẽ lãng phí và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực.
- Hệ thống cấp hóa chất: Đảm bảo hệ thống cấp hóa chất, bao gồm các bơm định lượng, đường ống dẫn và các van điều khiển, hoạt động chính xác để hóa chất được cấp đúng thời điểm và liều lượng.
Kiểm tra điều kiện vận hành của các công trình xử lý sinh học
Các công trình xử lý sinh học như bể hiếu khí, bể kỵ khí… cần được vận hành trong điều kiện tối ưu, đồng thời thường xuyên kiểm tra các yếu tố sau:
- Yếu tố môi trường: pH, nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan cần được duy trì trong khoảng thích hợp để vi sinh vật hoạt động tối ưu.
- Vi sinh vật: Nồng độ và hoạt tính của vi sinh vật cần được theo dõi thường xuyên để đảm bảo quá trình xử lý diễn ra hiệu quả.
- Tải lượng nước thải: Tải lượng cần phù hợp với khả năng xử lý của hệ thống để tránh quá tải.
- Quá trình tuần hoàn bùn: Quá trình này cần được thực hiện đúng cách để duy trì nồng độ vi sinh vật ổn định.
Có rất nhiều cơ sở cung cấp giải pháp xử lý nước thải, nhưng không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Royal Island là địa chỉ uy tín, cung cấp các giải pháp xử lý nước thải công nghệ hàng đầu Nhật Bản. Máy tạo nước Ozone UTS do Royal Island phân phối đang là giải pháp tối ưu cho việc xử lý nước thải không hiệu quả với phương pháp Ozone hóa:
- Hiệu quả khử trùng cao, tiêu diệt 99,9% vi khuẩn, virus và nấm mốc có hại.
- Khử mùi hôi hiệu quả, trả lại bầu không khí trong lành.
- Oxy hóa các chất hữu cơ, giảm thiểu BOD, COD trong nước thải.
- Hoạt động an toàn, không gây hại cho môi trường.
- Dễ sử dụng và bảo trì.
Ngoài ra, Royal Island còn cung cấp dịch vụ lắp đặt thiết bị xử lý nước thải, hỗ trợ kỹ thuật và bảo trì định kỳ, giúp đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ổn định và hiệu quả trong suốt vòng đời sử dụng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp không có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về xử lý nước thải.
Xem thêm: Khám phá các ứng dụng của máy bơm tạo nước Ozone trong xử lý nước thải bệnh viện, đảm bảo an toàn cho nguồn nước và môi trường.
Hãy liên hệ ngay với Royal Island qua HOTLINE 0857 017 017 để nhận được giải pháp xử lý nước thải kịp thời!